Doanh Nghiệp
Post feature image

Những Điều Doanh Nghiệp FMCG Cần Biết Về Giải Pháp Khách Hàng Thân Thiết

Liên Huỳnh
|
Chia sẻ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chương trình khách hàng thân thiết đã tạo ra doanh thu gia tăng 12-18% cho thương hiệu. Cụ thể, giải pháp này giúp thiết lập mối quan hệ trực tiếp với đối tượng mục tiêu, gia tăng lòng trung thành, từ đó cải thiện kết quả kinh doanh. Ngoài ra, 70% thành viên của các chương trình khách hàng thân thiết đang hoạt động và 66% thành viên thay đổi hành vi chi tiêu của họ nhằm tối đa hóa lợi ích từ các chương trình khách hàng thân thiết.

Ngành FMCG – một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến bức tranh kinh tế của nhiều quốc gia – hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai chương trình khách hàng thân thiết. Những thách thức đó là gì và đâu là cách để doanh nghiệp giải quyết? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

NHỮNG THÁCH THỨC MÀ DOANH NGHIỆP FMCG ĐANG ĐỐI MẶT

Hạn chế trong việc thu thập thông tin khách hàng

Trong thực tế, nếu không có hệ thống điểm bán (POS), các doanh nghiệp FMCG gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp. Điều này khiến thương hiệu phải phụ thuộc vào các nhà bán lẻ để tiếp cận, thu thập dữ liệu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc xây dựng giá trị khách hàng tích lũy theo thời gian để tăng lòng trung thành của khách hàng cần thiết nhằm tối đa hóa giá trị vòng đời (LTV) của khách hàng là điều gần như không thể.

Chi phí tiếp thị tăng cao

Ngoài chi tiêu cho quảng cáo, các doanh nghiệp FMCG phải trả tiền cho các nhà bán lẻ để có thể tham gia vào các hoạt động tiếp thị của họ và đạt được tần suất xuất hiện cần thiết  trên các kênh của nhà bán lẻ.

Để bán sản phẩm khi thị trường ngày một trở nên cạnh tranh hơn, thương hiệu trong lĩnh vực FMCG buộc phải đầu tư nhiều cho quảng cáo. Theo công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners, vào năm 2018 các doanh nghiệp FMCG đã chi 242 tỷ đô la cho các chiến dịch quảng cáo, trong đó 19,4% (47 tỷ đô la) “không mang lại bất kỳ ROI đáng kể nào”. Không dừng lại ở đó, các thương hiệu FMCG phải trả phí để truy cập vào dữ liệu khách hàng của nhà bán lẻ, qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và CRM của riêng họ

GIẢI PHÁP TỪ CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT CHO NGÀNH FMCG

Cải thiện lợi tức đầu tư tiếp thị (ROMI)

Với chương trình khách hàng thân thiết, các thương hiệu FMCG có thể trực tiếp sở hữu khách hàng của mình mà không cần trung gian là nhà bán lẻ và giới truyền thông. Điều này dẫn đến mức lợi tức đầu tư tiếp thị (ROMI) sẽ tăng, vì các thương hiệu FMCG có thể tương tác trực tiếp với khách hàng của họ, những người có nhu cầu nhận thông tin và ủng hộ thương hiệu.

Giải pháp khách hàng thân thiết của FMCG sẽ giúp thương hiệu thu thập những dữ liệu quan trọng về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hơn thế nữa, nhiều thành viên cũng sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin nếu nhận thấy chương trình có giá trị với họ

Bứt phá doanh thu và tăng lợi thế cạnh tranh

Với chương trình khách hàng thân thiết, các thương hiệu FMCG sẽ tiến hành ghi nhận và đổi thưởng cho khách hàng sau mỗi lần mua hàng, hay tham gia tương tác cùng thương hiệu. Điều đó mang lại giá trị tích lũy cho người dùng theo thời gian, đồng thời làm tăng mức độ hài lòng và lòng trung thành lâu dài của khách hàng, giúp thương hiệu cải thiện doanh thu và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. 

Có thể thấy rằng, giải pháp khách hàng thân thiết luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp cận và kết nối với người dùng, từ đó tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy gia tăng doanh số, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế thương hiệu. 

Chia sẻ

TaggedKhách hàng thân thiếtKHTT