Với thị trường đang có nhiều sự cạnh tranh thì lòng trung thành của khách hàng sẽ là mục tiêu, chiến lược rất quan trọng của doanh nghiệp. Để đạt được lòng trung thành từ khách hàng những chương trình gamification phải được áp dụng hiệu quả, phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10 loại loyalty gamification tiêu biểu nhất. Các bạn có thể tham khảo qua để xây dựng chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình.

10 chương trình gamification phổ biến nhất.
10 chương trình gamification phổ biến nhất.

Chương trình tích lũy điểm thành viên

Tích lũy điểm thành viên là một trong những hình thức phổ biến nhất trong các chương trình gamification. Khách hàng sẽ nhận được điểm tích lũy mỗi khi thực hiện giao dịch. Số điểm tích lũy này có thể được đổi lấy phần thưởng hoặc sản phẩm đặc biệt nào đó của doanh nghiệp.

Ví dụ như Starbucks hoặc bất kỳ một chuỗi F&B nào như Phúc Long, KOI,…. Mỗi khi khách hàng mua đồ uống, họ sẽ nhận được điểm tích lũy hoặc sao. Khi tích lũy đủ số sao, điểm khách hàng có thể đổi lấy đồ uống miễn phí hoặc các ưu đãi khác. Thể lệ gamification này không chỉ khuyến khích khách hàng quay lại mà còn tạo ra trải nghiệm thú vị khi tích lũy điểm.

Chương trình tích luỹ điểm đổi thưởng.
Chương trình tích luỹ điểm đổi thưởng.

Chương trình thành viên dựa trên mức chi tiêu

Loại chương trình này sẽ khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn để đạt được các cấp độ thành viên khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ đi kèm với các quyền lợi và ưu đãi tương ứng.

Ví dụ điển hình như brand Sephora, khách hàng sẽ được phân loại thành các cấp độ: Beauty Insider, VIB và VIB Rouge, dựa trên số tiền chi tiêu. Mỗi cấp độ thành viên sẽ nhận được các ưu đãi, phần quà dịp đặc biệt, trải nghiệm sản phẩm mới,…

Chương trình thành viên dựa trên các thử thách

Chương trình này sẽ khuyến khích khách hàng tham gia vào các thử thách hoặc hoạt động cụ thể để kiếm điểm hoặc phần thưởng. Các hoạt động thử thách sẽ tạo sự hứng thú và kích thích sự tò mò của khách hàng với phần thưởng sau thử thách.

Các bạn có thể nhìn thấy ví dụ điển hình như Nike với ứng dụng Nike Run Club. Đây là nơi người dùng sẽ tham gia vào các thử thách chạy bộ. Khi hoàn thành các thử thách, người dùng sẽ nhận được huy hiệu và điểm thưởng. Chương trình này không chỉ khơi gợi tò mò của khách hàng mà còn đề cao lợi ích sức khỏe. Vậy nên Nike run Club đã được đánh giá là một trong những chương trình áp dụng gamification thành công nhất.

Chương trình thành viên dựa trên thử thách của Nike.
Chương trình thành viên dựa trên thử thách của Nike.

Chương trình thành viên dựa trên cột mốc phần thưởng 

Với chương trình này thì khách hàng sẽ được nhận phần thưởng khi đạt được các cột mốc nhất định trong quá trình mua sắm hoặc tương tác với thương hiệu. Ví dụ như chương trình My Starbucks Rewards cho phép khách hàng nhận được phần thưởng sau khi mua hàng đủ số lần nhất định. Không chỉ tạo cảm giác hứng thú khi đạt thành tụ của khách hàng mà còn thúc đẩy hoạt động mua sắm thường xuyên hiệu quả hơn.

Chương trình nhận thưởng nhiều cột mốc phần thưởng cùng lúc

Chương trình này cho phép khách hàng nhận nhiều phần thưởng cùng lúc khi họ đạt được nhiều cột mốc trong một khoảng thời gian nhất định. Chương trình sẽ tạo động lực lớn cho khách hàng trong các hoạt động tương tác, mua sắm sản phẩm. Từ đó làm tăng sự gắn kết lâu dài hơn giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Ví dụ như một thương hiệu mỹ phẩm cho phép khách hàng nhận điểm thưởng cho từng giao dịch và đạt được các cột mốc cùng một lúc. Khi khách hàng mua sản phẩm vào thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt thì sẽ nhận được nhiều phần thưởng khác nhau.

Chương trình nhận thưởng khi giới thiệu khách hàng mới

Đây là chương trình Gamification khá phổ biến hiện nay. Khách hàng khi giới thiệu bạn bè sẽ nhận được ưu đãi hoặc phần thưởng là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chương trình này sẽ mang đến cho doanh nghiệp một lượng khách hàng mới. Ngoài ra, tạo sự hứng thú cho khách hàng khi nhận các ưu đãi, phần thưởng.

Ví dụ khi các bạn đến một spa để sử dụng dịch vụ làm đẹp, sau đó giới thiệu bạn bè để được ưu đãi giảm giá 30% cho lần kế tiếp. Tất nhiên chương trình này sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp có phần thưởng cho cả khách hàng cũ và khách hàng được giới thiệu. 

Chương trình nhận thưởng khi giới thiệu bạn bè.
Chương trình nhận thưởng khi giới thiệu bạn bè.

Chương trình nhận thưởng dựa trên bảng xếp hạng

Chương trình nhận thưởng dựa trên bảng xếp hạng nghĩa là tất cả khách hàng sẽ được xếp hạng dựa trên mức chi tiêu hoặc hoạt động. Những khách hàng dẫn đầu bảng xếp hạng sẽ nhận được đặc quyền, ưu đãi hoặc cơ hội trải nghiệm sản phẩm mới nhất.

Ví dụ điển hình nhất có thể thấy là ứng dụng học tập Duolingo. Ứng dụng thông qua bảng xếp hạng để khuyến khích người dùng học tập và duy trì chuỗi đăng nhập hàng ngày. Người dùng có thể thấy vị trí của mình so với bạn bè và những người dùng khác. Từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh, giúp người học hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn để đạt thứ hạng cao.

Chương trình nhận thưởng tặng huy hiệu 

Cơ chế gamification này sẽ hướng đến hoạt động tặng huy hiệu cho khách hàng khi đạt thành tựu cụ thể. Tất nhiên khi đạt được huy hiệu khách hàng sẽ có đặc quyền, ưu đãi riêng khi sử dụng sản phẩm.

Ví dụ như Starbucks có chương trình tặng huy hiệu cho khách hàng khi họ hoàn thành các mục tiêu nhất định, như mua đồ uống theo mùa hoặc tham gia sự kiện đặc biệt. Điều này không chỉ tạo thêm động lực cho khách hàng mà còn khuyến khích họ thử nghiệm các sản phẩm mới. Đồng thời chương trình giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hơn trong các sự kiện đặc biệt như ra mắt menu mới.

Chương trình tặng thưởng huy hiệu cho khách hàng.
Chương trình tặng thưởng huy hiệu cho khách hàng.

Chương trình nhận thưởng kết hợp giải câu đố

Chương trình khách hàng thân thiết được kết hợp cùng yếu tố giải trí thông qua câu đố hoặc trò chơi. Khách hàng sẽ tham gia trả lời câu hỏi vui hoặc hoàn thành thử thách của trò chơi để nhận thưởng. Chương trình này tạo sự hứng thú cho khách hàng, kích thích mong muốn chinh phục câu hỏi và các thử thách để nhận thưởng.

Thương hiệu McDonald’s cũng thường sử dụng chương trình này thông qua việc tổ chức các trò chơi như Monopoly. Khách hàng sẽ thu thập các miếng dán từ hóa đơn mua hàng để nhận phần thưởng khi số lượng miếng dán đạt số lượng. Điều này không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo ra sự phấn khích trong mỗi lần mua sắm.

Chương trình nhận thưởng bằng thẻ tích điểm

Thẻ tích điểm cũng là một dạng cơ chế gamification phổ biến nhất hiện nay. Khách hàng sẽ được tích lũy điểm qua mỗi lần giao dịch, mua hàng tại hệ thống. Số điểm này có thể được sử dụng trừ tiền cho lần mua hàng kế tiếp hoặc nhận miễn phí sản phẩm nhất định nào đó. Chương trình này đạt hiệu quả tốt khi thu hút khách hàng quay trở lại và sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn.

Ví dụ như chương trình thẻ tích lũy điểm tại chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh, khách hàng sẽ được tích điểm qua mỗi lần mua hàng. Ở lần mua kế tiếp nhân viên sẽ thông báo số điểm tích lũy được, khách hàng có thể trừ trực tiếp vào hoá đơn hoặc đổi lấy sản phẩm. Chương trình sẽ cho khách hàng thấy được quyền lợi của mình và duy trì mua sắm ở các ngày kế tiếp.

Chương trình tặng thưởng với thẻ tích luỹ điểm.
Chương trình tặng thưởng với thẻ tích luỹ điểm.

Kết luận

Chương trình gamification không chỉ dừng lại ở hoạt động tặng thưởng mà còn tạo ra trải nghiệm khách hàng thú vị và gắn kết hơn. Các chương trình sẽ tăng được sự trung thành của khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu tốt hơn. Tuy nhiên, để thành công trong chiến lược gamification thì các doanh nghiệp cần lựa chọn chương trình phù hợp với sản phẩm và tệp khách hàng của mình. 

Nếu các bạn đang có mong muốn triển khai chương trình gamification mà chưa biết bắt đầu từ đâu hãy liên hệ Dpoint.vn. Dpoint sẽ tư vấn và giúp khách hàng thiết kế chương trình khách hàng phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.