Trong thời đại số hóa ngày nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc lựa chọn giữa các công cụ quản lý và tối ưu hóa quy trình. Trong đó, CRM với ERP là hai hệ thống quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất. Để chọn được hệ thống phù hợp nhất, các doanh nghiệp cần hiểu rõ sự khác biệt cũng như điểm tương đồng giữa chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ sự khác nhau giữa CRM và ERP, hướng dẫn khi nào nên sử dụng hai hệ thống này.
Khái niệm CRM với ERP
Trước khi đi sâu vào so sánh, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của CRM với ERP.
CRM
CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng) tập trung vào việc thu thập thông tin từ các tương tác với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nâng cao hiệu suất bán hàng.
ERP
ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một hệ thống quản lý toàn diện. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình nội bộ như tài chính, nhân sự, sản xuất, quản lý kho bãi và nhiều hoạt động khác. ERP tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ, giúp doanh nghiệp quản lý tài nguyên và quy trình một cách nhất quán và chính xác.
Điểm tương đồng của CRM với ERP
Mặc dù CRM và ERP có các tính năng khác nhau, nhưng chúng vẫn có một số điểm tương đồng đáng chú ý.
Cả hai đều hỗ trợ quản lý doanh nghiệp
CRM với ERP đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp. ERP tập trung vào quản lý tài chính và các hoạt động vận hành. CRM giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa mối quan hệ khách hàng, tăng trưởng doanh thu và cải thiện dịch vụ.
Tự động hóa các quy trình
Một trong những điểm tương đồng lớn giữa CRM và ERP là khả năng tự động hóa quy trình. Cả hai hệ thống này đều giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, giảm thiểu lỗi thủ công và cải thiện hiệu suất làm việc. ERP có thể tự động hóa quy trình thanh toán hóa đơn, CRM tự động hóa các quy trình chăm sóc khách hàng.
Đưa quyết định chính xác hơn
Cả CRM và ERP đều cung cấp báo cáo và phân tích dữ liệu thời gian thực. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định có tính xác thực dựa trên dữ liệu chính xác và kịp thời. ERP cung cấp cái nhìn tổng quan về tài chính, sản xuất và chuỗi cung ứng. CRM giúp đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing và tương tác khách hàng.
Sự khác biệt giữa CRM và ERP
Dù có nhiều điểm tương đồng, CRM và ERP lại có những khác biệt lớn trong mục tiêu và chức năng. Hiểu rõ những khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn hệ thống phù hợp nhất.
Mục tiêu hoạt động
- CRM: Tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện mối quan hệ và tối ưu hóa doanh thu từ khách hàng. Hệ thống này giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng, đồng thời tối ưu hóa chiến lược tiếp cận thị trường.
- ERP: Mục tiêu chính của ERP là quản lý các quy trình nội bộ một cách hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, nhân sự, chuỗi cung ứng và các hoạt động sản xuất. Đảm bảo mọi quy trình diễn ra suôn sẻ và nhất quán.
Phạm vi quản lý
- CRM: Chủ yếu tập trung vào các hoạt động liên quan đến khách hàng như bán hàng, marketing, dịch vụ khách hàng, hỗ trợ sau bán hàng. Mục tiêu của CRM là tăng cường quan hệ với khách hàng, nâng cao sự hài lòng và gia tăng doanh thu.
- ERP: Quản lý toàn bộ hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, từ tài chính, nhân sự, sản xuất đến quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng. ERP đảm bảo sự đồng nhất trong quản lý và giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.
Đối tượng sử dụng
- CRM: Thường được các đội ngũ bán hàng, marketing và chăm sóc khách hàng sử dụng nhiều nhất. Hệ thống này giúp các phòng ban này quản lý khách hàng tiềm năng, tạo báo cáo bán hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng.
- ERP: Được sử dụng bởi các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp: tài chính, nhân sự, sản xuất và chuỗi cung ứng. ERP giúp tất cả các bộ phận hoạt động trơn tru và tương thích với nhau.
Lợi ích mang lại
- CRM: Tăng cường khả năng thu hút và duy trì khách hàng, tối ưu hóa quy trình bán hàng và marketing, từ đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu.
- ERP: Giúp cải thiện hiệu suất vận hành, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm chi phí hoạt động. ERP đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động một cách nhất quán và hiệu quả.
Doanh nghiệp nên triển khai CRM và ERP khi nào?
Việc lựa chọn CRM với ERP phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn xác định thời điểm triển khai từng hệ thống:
- Doanh thu bị ảnh hưởng do việc quản lý khách hàng không hiệu quả.
- Doanh nghiệp muốn quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Bạn quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng, muốn tối ưu hóa chiến lược marketing.
- Đội ngũ bán hàng cần một công cụ để cải thiện quy trình quản lý khách hàng tiềm năng.
- Quy trình nội bộ phức tạp và cần được tối ưu hóa.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính, nhân sự và chuỗi cung ứng.
- Bạn muốn có một hệ thống tổng thể để giám sát mọi hoạt động từ sản xuất đến quản lý hàng tồn kho.
Có thể tích hợp ERP vào CRM không? Ích lợi khi sử dụng cả hai phần mềm?
Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể tích hợp ERP vào CRM và việc làm này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho vận hành và kinh doanh. Khi kết nối hai hệ thống này, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn toàn diện và thống nhất về hoạt động kinh doanh của mình. Các dữ liệu về khách hàng, đơn hàng, sản phẩm, kho… được đồng bộ hóa, giúp nhân viên truy cập và cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác. Nhờ đó, các quy trình từ tiếp thị, bán hàng đến sản xuất và dịch vụ hậu mãi được tối ưu hóa, giảm thiểu sai sót và tăng năng suất.
Ví dụ lợi ích khi tích hợp: Một công ty sản xuất đồ gia dụng đã tích hợp ERP và CRM. Khi một khách hàng đặt mua một sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ tự động cập nhật vào cả hai hệ thống. Bộ phận sản xuất sẽ biết ngay sản phẩm nào cần sản xuất, bộ phận kho sẽ biết sản phẩm nào cần xuất kho và bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ theo dõi quá trình giao hàng và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Nhờ đó, công ty có thể giao hàng đúng hẹn, tăng sự hài lòng của khách hàng và giảm thiểu rủi ro thiếu hàng.
Kết luận
CRM với ERP đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh. CRM tập trung vào việc cải thiện quan hệ khách hàng và gia tăng doanh thu, ERP giúp tối ưu hóa các quy trình nội bộ và quản lý nguồn lực. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể chọn triển khai hệ thống phù hợp hoặc kết hợp cả hai để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp triển khai CRM và ERP cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với DPoint để được tư vấn chi tiết và tìm ra hệ thống phù hợp nhất. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn các giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động và phát triển bền vững.