Trong thời đại kinh tế số, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt.  Để tạo dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài, nhiều công ty đã chọn triển khai các chương trình khách hàng trung thành (loyalty programs). Trong đó, thời gian triển khai là yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của chương trình. 

Trong bài viết này, Dpoint sẽ cùng bạn khám phá hai hình thức triển khai loyalty ngắn hạn và loyalty dài hạn.  Cùng tìm ra những xu hướng nổi bật trong tương lai nhé.

Chương trình Loyalty ngắn hạn

Định nghĩa loyalty ngắn hạn 

Chương trình loyalty ngắn hạn là các chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết, với thời gian triển khai từ vài ngày đến tối đa 3 năm. Mục tiêu chính của những chương trình này là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào app/web nhằm gia tăng sự tương tác và khuyến khích mua sắm trong một chiến dịch cụ thể.

Một số hình thức phổ biến của loyalty ngắn hạn bao gồm:

  • Mã giảm giá hoặc ưu đãi cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
  • Chương trình “mua 1 tặng 1” trong thời gian giới hạn.
  • Điểm tích lũy có thời hạn sử dụng ngắn, tạo động lực tiêu dùng nhanh.
Định nghĩa loyalty ngắn hạn
Định nghĩa loyalty ngắn hạn

Ưu điểm của loyalty ngắn hạn

Ưu điểm của chương trình loyalty ngắn hạn bao gồm:

  • Nhờ các ưu đãi và khuyến mãi có hạn sẽ thúc đẩy khách hàng nhanh chóng tham gia và tương tác với thương hiệu.
  • Với các mã ưu đãi có hạn khiến khách hàng có xu hướng tiêu dùng nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu trong thời gian ngắn.
  • Chương trình ngắn hạn thường có mục tiêu rõ ràng và dễ theo dõi. Nên doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được tác động và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
  • Các loyalty ngắn hạn có thể thu hút khách hàng mới và giữ chân được các khách hàng hiện tại.
  • Các chương trình ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện với khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu.

Nhược điểm của loyalty ngắn hạn

Chương trình loyalty ngắn hạn cũng sẽ có một số nhược điểm như sau:

  • Nếu ưu đãi quá hấp dẫn, khách hàng có thể chỉ tham gia khi có khuyến mãi. Qua đó dẫn đến việc giảm giá không bền vững và ảnh hưởng lâu dài đến lợi nhuận.
  • Chương trình ngắn hạn dễ khiến khách hàng chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, mà không có sự gắn kết lâu dài với thương hiệu.
  • Việc quảng bá mạnh mẽ để thu hút khách hàng tham gia có thể tốn kém và làm tăng chi phí marketing.
  • Nếu chỉ tập trung vào loyalty ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ khó tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Vì khi chương trình kết thúc thì sự gắn kết với khách hàng cũng không còn.
Ưu nhược điểm của loyalty ngắn hạn
Ưu nhược điểm của loyalty ngắn hạn

Chương trình Loyalty dài hạn

Định nghĩa loyalty dài hạn

Khác với các chương trình loyalty ngắn hạn, loyalty dài hạn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Nhằm xây dựng nên sự gắn kết lâu dài của khách hàng với thương hiệu. Những chương trình này thường có thời gian triển khai ít nhất 3 năm hoặc thậm chí có thể kéo dài vĩnh viễn.

Một số hình thức phổ biến của loyalty dài hạn gồm:

  • Nâng hạng thành viên: Khách hàng sẽ nhận được các ưu đãi và đặc quyền khác nhau theo từng cấp bậc thành viên. Điều này khuyến khích khách hàng tích lũy điểm và đổi chúng để nhận sản phẩm/dịch vụ miễn phí hoặc quyền lợi đặc biệt.
  • Hệ thống điểm tích lũy lâu dài: Một số doanh nghiệp xây dựng phần mềm tích điểm  kết hợp trò chơi và voucher từ nhiều đối tác. Với mục đích giữ chân khách hàng và tăng cường tương tác lâu dài.
  • Chương trình giới thiệu người dùng mới: Thưởng cho khách hàng khi giới thiệu bạn bè tham gia chương trình hoặc tải app. Giúp thương hiệu tăng độ nhận diện và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Định nghĩa loyalty dài hạn
Định nghĩa loyalty dài hạn

Ưu điểm của loyalty dài hạn

Loyalty dài hạn thường sẽ có các ưu điểm sau:

  • Chương trình dài hạn giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng trung thành vững chắc từ khách hàng, khuyến khích họ tiếp tục gắn bó với thương hiệu của mình.
  • Khách hàng trung thành thường chi tiêu nhiều hơn và lâu dài, giúp gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
  • Những ưu đãi như nâng hạng thành viên hay tích điểm sẽ khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Loyalty dài hạn giúp thương hiệu nổi bật và dễ dàng giữ chân được khách hàng trong thương trường cạnh tranh khốc liệt.
  • Giữ chân khách hàng hiện tại ít tốn kém hơn so với việc thu hút khách hàng mới, qua đó giúp tiết kiệm đáng kể chi phí dành cho việc quảng cáo.

Nhược điểm của loyalty dài hạn

Loyalty dài hạn cũng sẽ có một số nhược điểm sau đây:

  • Tốn kém chi phí lớn, từ việc phát triển hệ thống, quản lý đến các ưu đãi dành cho khách hàng.
  • Phải liên tục làm mới chương trình để giữ chân khách hàng, nếu không sẽ gây nhàm chán và giảm bớt sự thu hút với khách.
  • Cần hệ thống nhân lực quản lý chặt chẽ để theo dõi và điều chỉnh thường xuyên nhằm duy trì hiệu quả.
Ưu nhược điểm của loyalty dài hạn
Ưu nhược điểm của loyalty dài hạn

So sánh Loyalty ngắn hạn và dài hạn

Mục tiêu:

  • Ngắn hạn: Tập trung vào việc thúc đẩy doanh số nhanh chóng và tăng cường tương tác ngay lập tức.
  • Dài hạn: Mục tiêu chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài, tăng cường lòng trung thành của khách hàng.

Thời gian triển khai:

  • Ngắn hạn: Thường kéo dài từ vài ngày đến vài tháng hoặc tối đa 3 năm.
  • Dài hạn: Thời gian triển khai có thể kéo dài từ 3 năm trở lên hay thậm chí là vĩnh viễn.

Tính hiệu quả:

  • Ngắn hạn: Mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng thường không bền vững. Khách hàng có thể chỉ tham gia vì lợi ích ngắn hạn và khó duy trì lòng trung thành lâu dài.
  • Dài hạn: Tạo dựng mối quan hệ bền vững, nhưng cần thời gian để cảm nhận kết quả. Có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự hấp dẫn và đổi mới sau một thời gian dài.

Tác động đến thương hiệu:

  • Ngắn hạn: Tạo sự chú ý nhanh chóng và thu hút khách hàng, nhưng nếu ưu đãi quá lớn có thể làm giảm giá trị thương hiệu.
  • Dài hạn: Giúp xây dựng lòng trung thành bền vững và giá trị thương hiệu vững chắc.
So sánh Loyalty ngắn hạn và dài hạn
So sánh Loyalty ngắn hạn và dài hạn

Xu hướng của loyalty dài hạn trong tương lai

Trong tương lai, các chuyên gia dự đoán rằng doanh nghiệp sẽ cần chú trọng vào những yếu tố như: Phần thưởng giao dịch và các cơ chế trò chơi để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và giữ chân khách hàng lâu dài.

Dưới đây là một số xu hướng loyalty dài hạn mà doanh nghiệp có thể triển khai:

  • Nâng cấp cơ chế trò chơi: Chuyển đổi cơ chế trò chơi từ các phần thưởng đơn giản sang thành tích, huy hiệu hoặc cột mốc. Kết hợp với gamification để tăng tính hấp dẫn và gắn kết khách hàng.
  • Sử dụng AI để dự đoán nhu cầu và hành vi: Với sự phát triển mạnh mẽ của AI, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ này để phân tích hành vi khách hàng, nhận diện các mô hình mua sắm và khám phá cơ hội kinh doanh mới.
  • Tối ưu phân khúc khách hàng: Thu hẹp phân khúc khách hàng để khớp với tệp người dùng hiện tại. Sử dụng dữ liệu từ chương trình loyalty để dự đoán hành vi và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Xu hướng của loyalty dài hạn trong tương lai
Xu hướng của loyalty dài hạn trong tương lai

Triển khai chương trình loyalty cùng DPoint

DPoint là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực loyalty marketing tại Việt Nam. Hợp tác cùng các thương hiệu để xây dựng và triển khai các chương trình loyalty.Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hồ sơ năng lực phong phú, DPoint luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết mọi thách thức trong chiến lược loyalty.

Hiện tại, DPoint cung cấp hai giải pháp chủ đạo đó là: Coalition Loyalty giúp doanh nghiệp kết nối với đối tác trong mạng lưới DPoint để triển khai chiến dịch chung và mở rộng đối tượng khách hàng. Hoặc Private Loyalty giúp thương hiệu xây dựng chương trình loyalty riêng biệt, từ ý tưởng đến triển khai với sự hỗ trợ toàn diện từ DPoint.

 

Chương trình loyalty ngắn hạn và loyalty dài hạn công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp gia tăng sự trung thành của khách hàng và thúc đẩy doanh thu. Để thành công, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng và chọn nền tảng công nghệ phù hợp. Sự hỗ trợ từ DPoint sẽ giúp quá trình triển khai chương trình loyalty trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.