Trong bối cảnh kinh tế số hóa hiện nay, doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức trong việc giữ chân khách hàng. Năm 2025 đang đến gần,  các xu hướng trong chiến lược Loyalty (chương trình giữ chân khách hàng) đang có những thay đổi mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những xu hướng Loyalty chủ đạo trong chiến lược giữ chân khách hàng.

Xu hướng Loyalty trong kỷ nguyên mới.
Xu hướng Loyalty trong kỷ nguyên mới.

Nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa của khách hàng 

Một trong những xu hướng nổi bật nhất trong chiến lược giữ chân khách hàng là nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa. Khách hàng hiện nay không dừng lại ở nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ; họ mong muốn một trải nghiệm độc đáo và có tính cá nhân hóa hơn. Những sản phẩm, dịch vụ cần phải phù hợp với nhu cầu và sở thích riêng của mỗi người. Do đó, các doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ và dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi và mong muốn của từng khách hàng.

Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các chương trình Loyalty phù hợp. Từ đó mang lại giá trị thực sự cho khách hàng và tăng khả năng giữ chân khách hàng. Chẳng hạn, một ngân hàng có thể phân tích lịch sử giao dịch của khách hàng để cung cấp các ưu đãi tài chính phù hợp. Hoặc trường hợp hãng thời trang có thể gửi các gợi ý sản phẩm dựa trên sở thích mua sắm trước đó của khách hàng.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng là xu hướng Loyalty mới 2025.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng là xu hướng Loyalty mới 2025.

Phần thưởng khác biệt và có giá trị 

Khách hàng ở thời đại này không còn bị thu hút bởi những phần thưởng thông thường, mà họ muốn những phần thưởng thực sự có giá trị. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ xu hướng này để phát triển những chương trình phúc lợi độc đáo hơn. Có thể bắt đầu từ việc cung cấp sản phẩm miễn phí, giảm giá cao. Một số doanh nghiệp có thể triển khai chương trình trải nghiệm nhà máy, tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm. Đây là xu hướng Loyalty đang được áp dụng khá nhiều hiện nay hướng đến mục tiêu xây dựng lòng tin và giữ chân khách hàng.

Việc thiết lập các phần thưởng có giá trị không chỉ giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng mà còn khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm cho bạn bè và người thân. Có thể áp dụng chương trình khuyến mãi “giới thiệu bạn bè” để tăng sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng.

Trải nghiệm đa kênh liền mạch

Khách hàng hiện đại luôn sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để tương tác với thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể nhận thấy xu hướng hiện nay đã mở rộng từ mạng xã hội, kênh truyền thông, website cho đến cửa hàng. Để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo sự liền mạch và đồng đều trên tất cả các kênh để tăng dấu ấn cho khách hàng. Điều này có nghĩa là thông tin và ưu đãi mà khách hàng nhận được cần phải nhất quán và đồng bộ.

Doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ như CRM (Quản lý mối quan hệ khách hàng) để theo dõi hành trình của khách hàng trên các kênh khác nhau. Từ đó cung cấp dịch vụ khách hàng trọn vẹn và có sự thống nhất hơn. Một ví dụ điển hình như việc khách hàng đã hỏi về sản phẩm trên mạng xã hội, nhân viên bán hàng tại cửa hàng cũng phải nắm rõ thông tin này để hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả khi khách đến trực tiếp cửa hàng. Trải nghiệm đa kênh liền mạch sẽ là xu hướng Loyalty hiệu quả ở thời điểm này và trong cả tương lai.

Trải nghiệm đa kênh liền mạch giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng hiệu quả.
Trải nghiệm đa kênh liền mạch giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng hiệu quả.

Đồng hành cùng khách hàng trong mọi giai đoạn

Để xây dựng lòng trung thành từ khách hàng, bước đầu doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình Loyalty kéo dài. Doanh nghiệp phải là người đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tương tác. Điều này bắt đầu từ giai đoạn tìm hiểu sản phẩm cho đến khi khách hàng trở thành người tiêu dùng trung thành.

Doanh nghiệp có thể thiết lập các chiến dịch marketing tự động hóa để gửi thông điệp và ưu đãi theo từng giai đoạn. Ví dụ như một khách hàng mới có thể nhận được thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Thậm chí là các ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt trong những tuần đầu tiên sau khi mua hàng.

Việc đồng hành cùng khách hàng không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết mà còn tạo ra những trải nghiệm tích cực. Đây là nền tảng khiến khách hàng cảm thấy họ được trân trọng và quan tâm.

Xây dựng các nền tảng cộng đồng

Nền tảng cộng đồng là nơi khách hàng tương tác, chia sẻ và kết nối với nhau. Việc xây dựng cộng đồng sẽ giúp khách hàng cảm thấy mình là một phần của thương hiệu. Ngoài ra sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp lắng nghe phản hồi và ý tưởng từ khách hàng cụ thể hơn.

Doanh nghiệp có thể tạo ra các nhóm trên mạng xã hội hoặc diễn đàn trực tuyến để tạo môi trường gắn kết hơn. Đây cũng là nơi để khách hàng chia sẻ kinh nghiệm, góp ý quan trọng về sản phẩm. Các chương trình Loyalty có thể được liên kết với các hoạt động cộng đồng, như tổ chức sự kiện offline hoặc hội thảo trực tuyến, nơi khách hàng có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau. Xu hướng Loyalty này có thể giúp doanh nghiệp tạo được cộng đồng khách hàng bền vững và có sự gắn kết cao hơn.

Tập trung xây dựng nền tảng cộng đồng để tăng tương tác với khách hàng.
Tập trung xây dựng nền tảng cộng đồng để tăng tương tác với khách hàng.

Kết hợp Gamification trong Loyalty 

Gamification là xu hướng đang phát triển mạnh trong chiến lược Loyalty. Bằng cách áp dụng các yếu tố trò chơi vào chương trình giữ chân khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn hơn.

Khách hàng có thể nhận được điểm thưởng khi thực hiện các hành động như mua sắm, tham gia khảo sát hoặc giới thiệu bạn bè. Điểm thưởng này có thể được sử dụng để đổi quà hoặc nhận các ưu đãi độc quyền. Gamification không chỉ thu hút khách hàng tham gia mà còn tạo ra động lực để họ tương tác nhiều hơn với thương hiệu.

Điều gì tạo nên sự thành công cho chương trình loyalty?
Điều gì tạo nên sự thành công cho chương trình loyalty?

Các yếu tố quan trọng để xây dựng chương trình Loyalty thành công năm 2025

Xu hướng loyalty sẽ có nhiều sự thay đổi trong năm 2025 và cả tương lai xa. Để chương trình loyalty thành công hơn thì doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Tầm quan trọng của việc thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng: Việc thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng là yếu tố then chốt trong việc xây dựng chương trình Loyalty hiệu quả. Dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược chính xác.
  • Lựa chọn các công cụ phù hợp để quản lý chương trình loyalty: Một yếu tố khác quan trọng không kém là kết hợp công cụ, nền tảng quản lý. Các nền tảng CRM, phần mềm quản lý khách hàng và ứng dụng di động có thể hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi khách hàng, quản lý điểm thưởng và phân tích hiệu quả của các chiến dịch.
  • Đánh giá hiệu quả và liên tục tối ưu hóa chương trình: Cuối cùng doanh nghiệp cần kiểm tra, đánh giá thường xuyên để xem hiệu quả của chương trình. Qua đó có thể liên tục thay đổi và cung cấp những chương trình, xu hướng Loyalty phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược Loyalty năm 2025 sẽ không chỉ là một chương trình giữ chân khách hàng đơn thuần mà cần phải trở thành một phần không thể thiếu trong tổng thể chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nắm được xu hướng Loyalty mới nhất để tạo ra tương tác hiệu quả và thu hút, giữ chân khách hàng lâu dài.